Sang tên Sổ đỏ cho con khi bố mẹ mất sẽ được thực hiện chia tài sản theo quy định Pháp luật. Để đảm bảo quyền lợi, bạn cần làm thủ tục pháp lý liên quan. Sang tên Sổ đỏ cho con khi bố mẹ mất là thủ tục pháp lý quan trọng. Quy trình này nhằm đảm bảo quyền thừa kế hợp pháp. Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn còn băn khoăn về các bước thực hiện.
Đặc biệt, trường hợp không có di chúc sẽ khó khăn hơn. Bài viết của Luật Trí Hùng sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết. Từ đó, người dân có thể hoàn thành quá trình thuận lợi nhất.
Cách phân chia di sản khi cha mẹ mất không để di chúc
Khi cha mẹ mất không để lại di chúc, di sản sẽ được chia theo quy định pháp luật. Điều này áp dụng trong trường hợp không có di chúc, văn bản không hợp pháp. Ngoài ra, những người kế thừa không có quyền hưởng tài sản đó. Cụ thể, cách phân chia cho những hàng thừa kế như sau:
Sang ten So do cho con khi bố mẹ mất được phân chia theo quy định Pháp luật hiện hành
Hàng thừa kế | Chi tiết |
Thứ 1 | Cha, mẹ, vợ/chồng, con đẻ và con nuôi của người chết. |
Thứ 2 | Ông bà ngoại/nội, anh chị em ruột, cháu ruột của người đã mất. |
Thứ 3 | Cụ nội/ngoại, bác, chú, cô, dì, cậu ruột, và các cháu của người đã khuất. |
Những người cùng hàng sẽ được nhận phần di sản bằng nhau. Nếu hàng thừa kế trước không còn, thế hệ sau mới được hưởng tài sản.
Thủ tục sang tên Sổ đỏ cho con khi bố mẹ mất không có di chúc
Khi mất người thân, nỗi đau vẫn hiện hữu còn đó. Tuy nhiên, việc thực hiện thủ tục sang tên Sổ đỏ trở nên khó khăn hơn. Dưới đây, website giúp bạn hiểu rõ những thủ tục pháp lý cần thiết đúng quy định. .
Quy trình khai nhận thừa kế theo quy định của pháp luật
Trước khi làm thủ tục trường hợp này, bạn cần thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Quy trình pháp lý trên thực hiện gồm các bước như sau, cụ thể:
Các bước | Chi tiết |
Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ | Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất & giấy tờ sở hữu tài sản.
Giấy chứng tử của cha mẹ là chủ di sản thừa kế. CMND và hộ khẩu của những người thừa kế. Giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy tờ chứng minh quan hệ với người đã chết. Giấy chứng tử của những người thừa kế đã khuất. |
Bước 2: Lập thông báo thừa kế | Người khai nhận đến Văn phòng công chứng để niêm yết tại UBND xã nơi cha mẹ cư trú. Thời gian thực hiện việc này chỉ trong 15 ngày. |
Bước 3: Lập văn bản pháp lý khai nhận di sản | Sau 15 ngày niêm yết, nếu tài sản không có tranh chấp. Cơ quan sẽ tiến hành lập văn bản khai nhận tại Văn phòng công chứng. |
Thực hiện làm thủ tục đăng ký tại văn phòng đăng ký đất đai
Sau khi khai nhận di sản, bạn thực hiện thủ tục sang tên Sổ đỏ cho con khi bố mẹ mất. Hồ sơ của quá trình này cần chuẩn bị bao gồm như sau:
Trước khi sang tên Sổ đỏ cho con khi bố mẹ mất, bạn cần khai nhận thừa kế
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất(file gốc).
– Văn bản khai nhận di sản thừa kế đã làm ở trên.
– CCCD, hộ khẩu của bên liên quan.
– Giấy tờ chứng minh tài sản chung hoặc riêng với người đã mất.
– Văn bản pháp lý đăng ký biến động đất đai.
Tiếp theo, người dân hãy nộp hồ sơ tại văn phòng ĐKĐĐ ở khu vực đó . Nếu hợp lệ, hồ sơ sẽ chuyển đến chi cục thuế để thẩm định.
Chi phí khi sang tên Sổ đỏ cho con khi bố mẹ mất
Bạn đang băn khoăn về chi phí sang tên Sổ đỏ cho con khi bố mẹ mất? Luật Trí Hùng sẽ giải đáp chi tiết qua những thông tin dưới đây, mời bạn follow tiếp.
Thuế TNCN được miễn khi sang tên Sổ đỏ cho con khi bố mẹ mất
Theo Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, khoản thu từ chuyển nhượng, thừa kế, cho tặng sẽ được miễn thuế TNCN. Điều này áp dụng cho GCN quyền sử dụng đất, nhà ở & tài sản gắn liền với đất.
Khi sang tên Sổ đỏ cho con khi cha mẹ chết, người thừa kế được miễn thuế TNCN
Các trường hợp này bao gồm cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai. Chi tiết được hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Lệ phí trước bạ được miễn khi sang tên Sổ đỏ cho con khi bố mẹ mất
Theo khoản 10 Điều 10 Nghị định 10/2022/NĐ-CP, các trường hợp miễn bao gồm nhà, đất thừa kế hoặc cho tặng giữa những người thân. Cụ thể như vợ – chồng, cha mẹ với con hay cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi. Ngoài ra, còn rất nhiều mối quan hệ khác cũng được hưởng quy định trên.
Khi nhận thừa kế từ bố mẹ, người nhận sẽ không phải đóng loại phí này. Điều này áp dụng khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất & quyền sở hữu nhà ở.
Lệ phí cấp Sổ đỏ
Khoản 2 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC đã hướng dẫn rất rõ ràng. Lệ phí cấp Sổ đỏ sẽ được quy định chi tiết như sau, cụ thể:
– Khoản thu này bắt buộc cá nhân, tổ chức phải nộp khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Lệ phí bao gồm các chi phí như cấp giấy chứng nhận, chứng nhận đăng ký biến động đất đai. Phí trích lục bản đồ địa chính cũng nằm trong đó.
– Mức thu sẽ phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của địa phương, chính sách phát triển KT – XH.
– Tại các quận thuộc thành phố lớn cao hơn ở những khu vực khác.
– Đối với tổ chức, mức thu cũng nhỉnh hơn so với hộ gia đình, cá nhân.
Phí thẩm định hồ sơ cấp Sổ đỏ
Theo khoản 3 Điều 1 Thông tư 106/2021/TT-BTC, nhà nước đã có hướng dẫn rõ ràng. Phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau, cụ thể:
– Loại chi phí này thu cho công việc thẩm định hồ sơ & các điều kiện cấp Sổ đỏ.
– Phí áp dụng cho cả việc cấp lần đầu, cấp mới, cấp đổi, cấp lại và chứng nhận biến động.
– Mức thu sẽ được xác định dựa trên quy mô thửa đất, tính chất phức tạp của hồ sơ.
– Ngoài ra, số tiền bỏ ra cũng phụ thuộc vào mục đích sử dụng đất, điều kiện cụ thể của địa phương.
Tin rằng qua, độc giả nắm được thông tin về sang tên Sổ đỏ cho con khi bố mẹ mất. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với Luật Trí Hùng để nhận hỗ trợ.